www.thietbituoitudong.com –>

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Thu bạc tỉ nhờ vườn rau sạch

Sau 10 năm bươn chải với đủ ngành nghề ở nhiều nơi, năm 2011, kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Văn Cao (ngụ xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) về địa phương nghiên cứu các mô hình sản xuất vườn rau sạch thu về bạc tỷ.
Vườn rau sạch thu về bạc tỷ của chàng kỹ sư Nguyễn Văn Cao được đầu tư máy móc, chuyển giao kỹ thuật, lắp ráp các hệ thống trồng rau sạch bằng công nghệ thủy canh và tưới nhỏ giọt cho nhiều hộ gia đình, đơn vị trong cả nước. “Xem trên mạng thấy mô hình sản xuất rau sạch tiện ích của anh Cao, tôi đã liên hệ nhờ anh lắp đặt hệ thống nhằm cung ứng rau sạch quy mô lớn cho nhà hàng của gia đình “, bà Châu, chủ một nhà hàng ở Thừa Thiên Huế bộc bạch.
vườn rau sach với hệ thống tưới nhỏ giọt

Sau hai năm thử nghiệm “ngốn” hết khoảng 400 triệu đồng, Cao đã tìm ra nhiều công thức dinh dưỡng (các nguyên tố đa lượng, vi lượng, trung lượng…), đưa ra tỷ lệ pha trộn phù hợp đáp ứng cho nhu cầu các loại rau, quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.


 Từ kết quả nghiên cứu, anh lập công ty, đầu tư máy móc, chuyển giao kỹ thuật, lắp ráp các hệ thống trồng rau sạch bằng công nghệ thủy canh và tưới nhỏ giọt cho nhiều hộ gia đình, đơn vị trong cả nước. “Xem trên mạng thấy mô hình sản xuất rau sạch tiện ích của anh Cao, tôi đã liên hệ nhờ anh lắp đặt hệ thống nhằm cung ứng rau sạch quy mô lớn cho nhà hàng của gia đình “, bà Châu, chủ một nhà hàng ở Thừa Thiên Huế bộc bạch.
vườn rau sach với hệ thống tưới nhỏ giọt


lắp ráp thiết bị tưới nhỏ giọt
Chàng kỹ sư đang hướng dẫn cho người dân ở TP Quảng Ngãi trồng rau sạch trên hệ thống thủy canh hồi lưu tự động. “Do không gian hạn hẹp, gia đình tôi đầu tư 5 triệu đồng để lắp đặt hệ thống trồng rau sạch trên sân thượng, mỗi ngày thu gần nửa kg thành phẩm. Hệ thống này ít tốn công chăm sóc, đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình”, ông Dương Quốc Đạt, người dân TP Quảng Ngãi nhìn nhận.
 Với sự hỗ trợ của hệ thống tưới nhỏ giọt, vườn rau sạch của kỹ sư Nguyễn Văn Cao đã mang về những lợi ích thiết thực cho anh cũng như những hộ sản xuất kinh doanh nông sản trên địa bàn Thành Phố Quảng Ngãi và các vùng lân cận.

Lợi ích từ hệ thống tưới nhỏ giọt

Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước. Để giải thích vấn đề này, chúng tôi xin chia sẽ hình thức tưới nhỏ giọt là một dạng tưới với tốc độ tưới chậm, lượng nước được ngấm từ từ vào lòng đất không bị bốc hơi cũng như bị rửa trôi đất.
tiết kiệm nước với hệ thống tưới nhỏ giọt

Ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt là tiết kiệm nước, do nước tưới được cấp trực tiếp cho cây trồng, không bị thất thoát do bốc hơi và thấm sâu. Tưới nhỏ giọt còn có khả năng giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Hiệu quả tiết kiệm nước của công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi được xác định bằng cách so sánh lượng nước tưới giữa khu thí nghiệm tưới nhỏ giọt và khu đối chứng. Kết quả tính toán hiệu quả tiết kiệm nước áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây bưởi năm 2009 cho thấy lượng nước tưới ở khu thí nghiệm giảm được 425 m3 /ha/năm, tức là tiết kiệm được 40% so với lượng nước tưới áp dụng kỹ thuật tưới rãnh thông thường. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ngoài hiệu quả tiết kiệm nước, còn làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất bưởi tại khu thí 31 nghiệm đạt 30.2 tấn/ha, tăng 8% so với khu đối chứng


1.      Tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước:
2.      Tưới nhỏ giọt có tốc độ tưới chậm
3.      Tưới nhỏ giọt kết hợp dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
4.      Có thể tưới bằng nước có nồng độ muối cao

Một ưu  điểm rất rõ của hệ thống tưới nhỏ giọt là  có thể dùng nước có hàm lượng muối tương đối cao để tưới. Để cây trồng phát triển tốt nhất, cần duy trì độ ẩm ở vùng rễ trong một khoảng ẩm độ nhất định. Độ  ẩm này tùy thuộc mức độ khó khăn của cây trồng khi hút nước từ trong đất .

Đối với đất rất khô, con số âm càng lớn, đối với đất ở trạng thái bão hòa, trị số bằng zero. Tổng lượng nước tiềm thế trong vùng rễ cây là tổng của tiềm thế matric và tiềm thế osmotric. Vì tiềm thế matric gần bằng zero trong hệ thống tưới nhỏ ( do độ ẩm cao), thành phần tiềm thế osmotric có thể có trị số âm lớn, chỉ rõ hàm lượng muối cao, mà không gây hại cho sự phát triển của cây trồng. Điều này không thể có đối với các cách tưới khác.

5.      Tưới nhỏ giọt giúp cải thiện chất lượng nông sản
6.      Tưới nhỏ giọt được áp dụng cho mọi địa hình
7.      Tưới nhỏ giọt và các lợi ích khác: Trong mùa khô hay ở những vùng có khí hậu khô  hạn, hệ thống tưới nhỏ giọt có thể giúp hạn chế được dịch hại ( bệnh và côn trùng) vì lá cây không bị ướt. Với chỉ một vùng đất mặt nhỏ được tưới, các hoạt động đồng áng khác vẫn có thể được tiếp tục trong khí tưới; cỏ dại vì vậy cũng bị hạn chế rõ rệt. Gió không có ảnh hưởng đến sự phân bổ nước, trong khi hệ thống tưới phun thường bị. Hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp giảm chi phí lao động rất nhiều.

Tiết kiệm nước cho cây xoài bằng thiết bị nhỏ giọt

Anh Trang Tố Hữu có hơn 30 ha xoài Úc đang thời kỳ thu hoạch được thuê lại từ Cty EMU. Trước kia anh tưới nước cho cây bằng hình thức tưới tràn, tốn nhiều nước và công sức vì phải kéo vòi dài hàng trăm mét, trong khi đó nguồn nước ngày một khan hiếm.
Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây xoài
 Khi đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt  theo hình thức cuốn quanh gốc thì thấy rất hiệu quả. Theo anh Hữu, hệ thống gồm 2 phần chính: Xây hồ trên cao để tạo áp lực khi đưa nước tưới vườn; ống dây tưới đến từng gốc cây.
Nguồn nước được lấy từ suối hay giếng khoan. Anh xây 3 bể nước đặt trên điểm cao, trong đó 1 bể có dung tích 80 m3, 2 bể còn lại, mỗi bể 30 m3. Hệ thống đường ống nhỏ dần, từ đường kính 60 cm, giảm còn 16 cm cho tới gốc xoài.
Ở vị trí gốc, tạo vòng tròn sử dụng dây nhỏ giọt nhỏ (micro dripline) cách gốc 1 m ngày đêm rỉ rả nước nuôi cây. Tổng kinh phí đầu tư toàn hệ thống của gia đình anh khoảng 500 triệu đồng, bình quân 15 triệu đồng/ha (chưa tính kinh phí khoan giếng).
Anh Hữu còn cho biết, mặc dù kinh phí đầu tư ban đầu là khá lớn nhưng hiệu quả mang lại thật “đáng đồng tiền”, nhất là tiết kiệm được chi phí nhân công.
Cụ thể, nếu như trước kia vườn xoài rộng hàng chục ha, mỗi lần tưới cần 8 – 10 công, ròng rã suốt 2 – 2,5 tháng, phải tốn chi phí công lao động 120.000 -150.000 đ/ngày/người.

Áp dụng mô hình tưới tiết kiệm còn có thể đưa phân bón, dinh dưỡng nuôi cây… Cũng nhờ cách tưới mới, sản lượng xoài của trang trại đạt bình quân 5 tấn/ha, bán giá 50.000 đ/kg, trừ chi phí lãi hàng tỷ đồng/năm.
Còn hộ ông Phan Quang Mai, thôn Tân Xương 1, xã Suối Cát (Cam Lâm) cũng áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho 1,2 ha xoài rất hiệu quả.

Ông Mai cho biết, tưới tiết kiệm tránh cỏ dại tranh nước, tranh phân với cây, đồng thời có thể điều chỉnh được độ ẩm thích hợp, hạn chế sâu bệnh bùng phát, cây phát triển tốt, bộ rễ ăn sâu… Việc sử dụng hệ thống đơn giản, người trồng có thể chủ động SX xoài trái vụ.

Ông Mai Xuân Thương, GĐ Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Khánh Hòa cho biết, hiện có nhiều cá nhân, tổ chức tới đơn vị để học hỏi cách thức tưới tiết kiệm nước.
Việc đầu tư hệ thống này không chỉ đảm bảo năng suất cây trồng, mà còn ứng phó trước tình hình khô hạn như hiện nay khi nguồn nước ao hồ, sông suối cạn kiệt.

Mô hình tưới tiết kiệm rất phù hợp vùng bán sơn địa, vùng miền núi, vùng không được hưởng lợi từ hệ thống tưới tràn. Hiện giá đầu tư toàn bộ hệ thống tưới tiết kiệm cũng hạ thấp so với trước đây khoảng 50 triệu đ/ha (đối với cây lâu năm); còn cây hàng năm thì ít hơn. Tuy chi phí còn cao nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài”, ông Thương chia sẻ….

Tiết kiệm hiệu quả với tưới nhỏ giọt cho cây bưởi

Bưởi là loại cây ăn quả nhanh ra trái và cho năng suất cao, có tiềm năng lớn của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, người dân vẫn chưa có sự đầu tư phù hợp cho loại trái cây có nguồn lợi lớn này, đặc biệt là phương pháp tưới. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp tưới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công cho người trồng bưởi giúp cây sinh trưởng tốt nhất.

Hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây bưởi được thiết kế gồm có hệ thống cấp nước bằng động lực lấy nước từ giếng hoặc hồ, nước sau khi bơm lên được lọc bởi bộ lọc qua hệ thống ống chính, ống nhánh, ống tưới các vòi nhỏ giọt cung cấp nước cho cây bưởi. Ống nhánh được bố trí chạy dọc theo hàng cây và các ống tưới được đặt vòng quanh từng gốc bưởi.


 Gần đây, do thiên nhiên thời tiết ngày càng khắc nghiệt khô hạn, người trồng bưởi đang rất quan tâm đến hệ thống nước tưới cho cây. Tưới nhỏ giọt được đề xuất và áp dụng do lợi thế tiết kiệm nước nhờ kỹ thuật đưa nước đến gốc cây dưới dạng nhỏ giọt. Qua kiểm nghiệm cho thấy năng suất bưởi tại những vườn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đạt 30,240 kg/ha, cao hơn 8% so với với các phương pháp tưới thông thường. Nhờ vậy mà nước không bị bốc hơi và thấm sâu trong lòng đất.

Với mức đầu tư khá hợp lý ban đầu, không mất thêm nhân công hệ thống này còn phân bố đều lượng nước tưới và phù hợp với mọi loại địa hình tăng năng suất cây trồng.
Tưới nhỏ giọt được đánh giá thật sự là phương pháp tưới đơn giản với chi phí đầu tư thấp, đạt hiệu quả cao hiện nay.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Tỉnh Gia Lai, đầu mùa khô hơn 400ha bị thiếu nước tưới

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, mới đầu mùa khô nhưng đã có khoảng 400 ha lúa và cà phê thiếu nước tưới.





Đáng chú ý, vùng sản xuất trọng điểm ở các huyện phía Đông và Đông Nam, diện tích cây trồng thiếu nước tưới có thể sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới. 

Ngành chức năng của địa phương đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn cho cây trồng như nạo vét lòng suối, kênh mương, khơi thông dòng chảy, điều tiết nước hợp lý ở các công trình thủy lợi.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, do mùa mưa năm ngoái kết thúc sớm hơn so với quy luật hơn 1 tháng. Cùng với đó, khu vực phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai, hạ lưu Sông Ba, lượng mưa chỉ bằng 60-70% so với bình quân nhiều năm.
 Do đó lượng nước ở nhiều hồ thủy lợi, thủy điện giảm 20-40%, có nơi chỉ bằng một nửa so với thiết kế.

Phát triển dưa hấu, dưa lê nhờ chủ động nước tưới

Vài năm nay, nhờ chủ động nguồn nước tưới từ hồ Hoa Sơn, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có nhiều thuận lợi, đặc biệt đối với nghề trồng dưa hấu, dưa lê …
Áp dụng thiết bị tưới tự động để chủ động được nước tưới

Những ngày này, đi trên Quốc lộ 1A, đoạn qua cánh đồng Hòn Gọ (thuộc thôn Ninh Lâm, xã Vạn Khánh) sẽ thấy nhiều nông dân thu hoạch dưa lê, chăm sóc dưa hấu trên những thửa ruộng xanh mướt xen lẫn trong những rặng dừa dọc hai bên đường. Khoảng 3 năm trở về trước, những diện tích đất này chỉ độc canh cây dừa. Nhưng từ khi hồ thủy lợi Hoa Sơn đưa vào sử dụng, nhờ chủ động được nguồn nước tưới, người dân địa phương đã tận dụng những diện tích đất thịt pha cát này để phát triển cây dưa hấu, dưa lê.

Anh Nguyễn Đức Sơn (thôn Tiên Ninh, xã Vạn Khánh) cho biết: “Nhà tôi làm nghề trồng dưa hấu, dưa lê đã trên chục năm. Ban đầu, tôi chỉ trồng 7 sào ở thôn Tiên  Ninh, nhưng 3 năm nay, tôi thuê thêm 8 sào đất dừa ở cánh đồng Hòn Gọ để trồng xen dưa hấu, dưa lê. Nhờ có được nguồn nước từ hồ Hoa Sơn nên dưa phát triển rất thuận lợi, cho năng suất cao”. Anh Nguyễn Đức Thắng, người thôn Tiên Ninh, thuê đất trồng dưa hấu, dưa lê ở cánh đồng này, cũng cho biết: “Thổ nhưỡng ở cánh đồng này là đất thịt pha cát, rất thuận lợi để trồng dưa. Sau khi nguồn nước từ hồ Hoa Sơn dẫn về khu vực này, tôi thuê 15 sào đất dừa để trồng xen 2 loại dưa. Qua 3 vụ, tôi thấy phát triển rất tốt, năng suất cao hơn hẳn 5 sào tôi trồng ở thôn Tiên Ninh”.

Vụ dưa hấu năm ngoái, những người trồng dưa hấu, dưa lê nơi đây đều thu lãi hơn 5 triệu đồng/sào. Đặc biệt, do hộ nào cũng áp dụng phương pháp bẫy ong đục trái thay phương pháp xịt thuốc nên không chỉ giảm được chi phí, nhân công mà dưa hấu, dưa lê ở đây còn được các thương lái ưa chuộng. Một thương lái cho biết: “Dưa hấu ở đây trái rất to, da bóng đẹp, không bị xịt thuốc diệt ong, ruộng lại nằm bên quốc lộ nên rất thuận lợi cho việc thu mua. Chúng tôi mua dưa ở đây luôn cao hơn từ 300 đến 500 đồng/kg so với các nơi khác. Hiện tại, tôi mua 9.000 đồng/kg dưa lê. Riêng dưa hấu phải khoảng 10 ngày nữa họ mới thu hoạch nên hiện tại chưa định giá được”.

Xã Vạn Khánh hiện có gần 30 hộ trồng dưa hấu, dưa lê với diện tích gần 20ha. Ngoài ra, do mỗi vụ dưa hấu, dưa lê chỉ kéo dài trên dưới 50 ngày nên sau khi thu hoạch, người nông dân còn luân canh các loại cây hoa màu khác để tăng thu nhập. Ông Nguyễn Hữu Danh – Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Khánh cho biết: “Sau khi hồ Hoa Sơn đưa vào sử dụng, ngành nông nghiệp của địa phương rất thuận lợi do chủ động được nguồn nước. Đặc biệt, nhiều diện tích đất gò cao, màu mỡ trước đây chỉ có thể độc canh cây dừa, nay đã được trồng xen dưa hấu, dưa lê và luân canh các loại cây hoa màu khác rất hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi đang có chủ trương mở rộng diện tích trồng dưa hấu, dưa lê và luân canh cây hoa màu, đặc biệt đối với những khu vực đất đang trồng dừa và đất bỏ hoang để tăng thu nhập cho người dân”.

Thanh long cần có cách tưới tự động trong thời gian lâu.


thiết bị tưới tự động cho cây thanh long
Cây thanh long là loài cây sinh trưởng tốt và có nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng.


Nhưng gần đây, trước sự ảnh hưởng của thời tiết mà đặc biệt là mùa khô hạn khắc nghiệt đã khiến cây thanh long giảm chất lượng và năng suất đáng kể.